Bán hàng là một trò chơi với những con số. Bạn càng có nhiều khách hàng tiềm năng, bạn càng có nhiều doanh thu hơn, nhưng điều này không có nghĩa là bạn bỏ qua chất lượng , mà chỉ chú ý đến số lượng. Khi bạn có kinh nghiệm hơn với việc chủ động gọi điện cho khách hàng , bạn có thể thấy rằng bạn phải thực hiện ít cuộc gọi hơn để có đủ cuộc hẹn, đáp ứng chỉ tiêu bán hàng của bạn – hoặc thậm chí vượt trội hơn chỉ tiêu đó. Dưới đây là một số mẹo bán hàng qua điện thoại để giúp bạn nâng cao nghệ thuật bán hàng và chăm sóc khách hàng của bạn:
1. Tạo niềm vui:
Hãy tự tin rằng: Bạn có một sản phẩm tuyệt vời để cải thiện cuộc sống của khách hàng và bạn đang chuẩn bị cung cấp thông tin cho một khách hàng về sản phẩm đó. Trong quá trình trò chuyện với khách hàng, giọng nói của bạn nên tràn trề năng lượng và nhiệt tình, nhưng đừng lạm dụng nó quá nhiều. Vì không có 1 khách hàng nào thích kiểu bán hàng nhiệt tình quá mức cả. Hãy tạo không khí cuộc trò chuyện giống như bạn đang chia sẻ lời khuyên tuyệt vời với bạn thân nhất của bạn qua một ly cà phê.
2. Hãy ghi nhớ tên khách hàng:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng từ ưa thích của một người là tên riêng của họ. Vì vậy hãy cố gắng nhớ tên khách hàng của bạn và sử dụng nó ít nhất ba lần trong suốt cuộc gọi. Điều này có vẻ như ngớ ngẩn, nhưng nó sẽ giúp bạn tạo 1 ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng của bạn.
3. Thu hút sự chú ý của họ trong 15 giây hoặc ít hơn:
Mười lăm giây – đó là thời gian bạn có trước khi khách hàng tiêm năng của bạn nhận ra rằng đây chỉ là một cuộc gọi bán hàng tẻ nhạt. Nếu anh ta chưa thực sự gác máy, mà chỉ tạm thời ngừng nghe. Có lẽ anh ta vẫn còn cầm điện thoại vào tai, nhưng con chó của anh vừa đánh cắp đồ chơi yêu thích của con mình nên anh ấy gần như quên lãng là đang nói chuyện với bạn, Câu mở đầu của bạn nên thu hút sự chú ý của anh ấy và cho anh ta một lý do để tiếp tục lắng nghe. Nó nên làm cho anh ta nghĩ, “OK, tôi có thể mua đồ chơi khác sau này. Tôi muốn nghe điều này.”
4. Mô phỏng khách hàng:
Người ta cảm thấy thoải mái nhất khi làm việc với những người có nhiều nét tương đồng với họ. Hãy ghi chú một vài từ hoặc cụm từ mà khách hàng tiềm năng của bạn sử dụng khi bạn đang nói chuyện với họ. Vì khi khách hàng cảm nhận bạn có đôi nét giống họ qua quá trình giao tiếp, họ sẽ dễ dàng bị tác động và làm theo điều mà bạn thuyết phục. Cố gắng kết hợp âm thanh, tốc độ và giọng nói của khách hàng tiềm năng của bạn, nhưng đừng làm theo quá mức, bởi vì điều đó sẽ vô tình xúc phạm đến họ. Kết quả bạn không bán được hàng.
5. Sử dụng cảm xúc:
Hãy truyền cảm hứng cho khách hàng của bạn – những cảm xúc vui vẻ về sản phẩm. Kể chuyện rất hiệu quả, vì vậy hãy kể một hay hai chuyện về các khách hàng khác của bạn và làm thế nào sản phẩm của bạn cải thiện cuộc sống của họ.
6. Cung cấp Giá trị:
Cung cấp cho khách hàng của bạn một cái gì đó hữu ích, ngay cả khi anh ta không mua sản phẩm của bạn. Có thể là một sản phẩm miễn phí hoặc dịch vụ miễn phí. Điều này sẽ khiến khách hàng của bạn có cảm giác rằng họ “nợ” bạn.
7. Đừng bỏ cuộc khi bị khách hàng từ chối:
Khi bạn gọi cho khách hàng, khách hàng nhận ra họ đã nhận 1 cuộc gọi không mong đợi. Họ sẽ đáp lại là “Tôi không có nhu cầu” hoặc “Tôi bận”, họ sẽ ngắt lời bạn trước khi bạn đề nghị tới việc bán hàng. Đừng vội gác máy. Hãy bắt đầu cuộc nói chuyên với một câu hỏi mở, cái gì đó sẽ khởi động cuộc trò chuyện. CÓ thể bắt đầu một câu hỏi mà khiến khách hàng dừng lại và suy nghĩ trước khi ngắt kết nối. VÍ dụ như “Khó khăn lớn nhất của bạn bây giờ là gì?” Hoặc “Mục tiêu của bạn là gì?”
8. “Thắt chặt” khách hàng:
Cuối cùng, Hãy xin một thời gian nào đó tốt hơn để gọi lại. Có thể bạn thực sự không may mắn khi gọi vào thời điểm chính xác mà chú chó đã tha đi cái đĩa bay của con trai khách hàng. Điều này khiến cho anh ấy không quan tâm mấy đến cuộc gọi của bạn. Nếu bạn không có cơ hội để nói chuyện với anh ấy qua đện thoại, cố gắng tìm hiểu khi nào bạn có thể gọi lại, hoặc – tốt hơn – gặp trực tiếp anh ấy để trình bày rõ ràng hơn.
Kết thúc cuộc gọi:
Trong trường hợp bắt buộc phải gác máy, như khi khách hàng có vẻ hoàn toàn không quan tâm. Đừng vội gác máy. Trước khi kết thúc cuộc gọi, hãy nhớ chúc khách hàng một ngày tốt lành. Bạn thực sự không có gì để mất và có thể đạt được nhiều thứ qua lời chúc này. Anh ấy có thể cởi mở hơn với cuộc gọi của bạn nếu bạn có ý định sẽ liên lạc lại lần sau.
ST by Minh Mỹ