NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN NÓI VỚI SẾP

Là một nhân viên, ngoài việc phải tuân thủ những thỏa ước tập thể đã được cụ thể hóa bằng nội quy lao động, bạn cũng cần hiểu “gu” làm việc của sếp nếu muốn nhanh chóng thăng tiến trong nghề nghiệp. Nhưng không phải lúc nào sếp bạn cũng thể hiện rõ nét cá tính, phong cách và yêu cầu của ông ấy đối với bạn. Vậy làm sao có thể “bắt mạch” được sếp? Để biết được những điều gì không nên nói với “Sếp”. Hy vọng các bạn sẽ không nói 8 điều sau đây với “Sếp”
1/ Đó không phải là việc của tôi
Đây là bài học khá “khó nhằn”, nhất là đối với những nhân viên còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu được cấp trên giao cho nhiệm vụ không nằm trong phạm vi công việc, vượt ngoài khả năng, thay vì nói “Đó không phải là việc của tôi” thì hãy thật bình tĩnh mà mỉm cười và trả lời rằng “Chắc chắn rồi, anh có thể chỉ tôi cách làm như thế nào không?”. Điều này cho thấy bạn là người sẵn sàng lắng nghe, học hỏi để ngày càng phát triển, tiến bộ. Đừng quá lo lắng khi nhận nhiệm vụ mới mà hãy xem đây như là cơ hội tốt để học thêm kỹ năng mới, tạo được ấn tượng trong mắt cấp trên.
2/ Tôi không biết
Dĩ nhiên, bạn không cần phải biết đáp án cho mọi câu hỏi. Nhưng tốt nhất hãy cho cấp trên một phán đoán và cam kết sẽ tìm hiểu sâu hơn. Nó sẽ có ích hơn là nhún vai tỏ vẻ không biết. Việc thừa nhận không biết ngay từ ban đầu sẽ khiến ông chủ nghĩ rằng bạn không hoàn toàn nỗ lực hết mình để giải quyết vấn đề. Nếu thật sự không biết, hãy cứ thật bình tĩnh, rồi nói cho cấp trên biết rằng sẽ cố gắng để tìm ra giải pháp trong thời gian sớm nhất. Nếu được hỏi điều gì đó, thì chính là vì họ tin tưởng vào bạn, vì thế đừng để dễ dàng mất điểm trong mắt mọi người mà hãy tích cực thể hiện sự giúp đỡ bằng những hành động cụ thể, thiết thực.
3/ Đó không phải lỗi của tôi
Khi xảy ra vấn đề nào đó, hầu hết các ông chủ không hề quan tâm đến lỗi lầm đó là của ai mà chỉ quan tâm về tình hình hiện tại đã được khắc phục hay chưa.
Nếu mắc phải sai lầm, hãy thể hiện sự quyết tâm bằng cách cho ông chủ biết rằng bạn đang nỗ lực, cố gắng để khắc phục nó và mọi điều đã qua cũng chỉ là quá khứ mà thôi.
Vì thế, đừng nên đổ lỗi cho bất cứ ai khi có vấn đề phát sinh nếu không muốn mọi thứ trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, thái độ này còn có thể giúp bạn tăng thêm uy tín, được sếp đánh giá cao hơn trong công việc.
4/ Tôi không thể làm việc với anh ta/cô ta
Không thể hòa hợp với người khác là việc chẳng tốt tí nào. Khi đi học cũng vậy. Và đi làm lại càng khó chấp nhận. Nó cho thấy bạn sẽ khó vượt qua các mâu thuẫn cá nhân để đạt kết quả tốt nhất.
 5/ Không

Ai cũng kỳ vọng vào sự hợp tác nơi công sở. Thi thoảng, nói “Không” cũng là điều cần thiết. Nhưng nó sẽ phù hợp hơn nếu đi kèm với một lời giải thích thỏa đáng.
Ví dụ, nếu sếp của bạn nói: “Anh có thời gian làm cho dự án hôm nay không?”, bạn không nên trả lời “Không”. Thay vào đó, hãy nói: “Hôm nay hơi khó, nếu anh vẫn muốn tôi tập trung cho bài thuyết trình của công ty. Tôi có thể tham gia dự án vào ngày mai được không?”
6/ Tôi cần được tăng lương
Mọi người không phải được tăng lương mỗi khi cần mà là do họ xứng đáng có được điều đó. Một khi đã được khách hàng, đồng nghiệp công nhận những nỗ lực, cố gắng đã bỏ ra để đem về giá trị cho công ty thì mới mong nhận được sự cân nhắc về tiền lương từ cấp trên.
7/ Anh/chị sai rồi

Chỉ trích công khai hoặc nói thẳng sai sót của cấp trên chắc chắn sẽ khiến bạn bị coi là người ngoài trong các cuộc họp, hoặc sẽ chẳng bao giờ được hỏi ý kiếnNếu cảm thấy cấp trên mắc lỗi, bạn vẫn có nhiều cách giải quyết việc này, như nói: “Tôi không biết thế này có đúng không, nhưng tôi hiểu là….”. Nó sẽ khiến họ cân nhắc lại và sửa chữa mà không dựng hàng rào bảo vệ với bạn. “Nhìn chung là nói câu gì cũng được, miễn là bạn có thái độ ôn hòa và hữu ích”

8/ Ở chỗ làm cũ, chúng tôi không làm thế
Không sếp nào thích người biết tuốt đâu. Vì thế, anh cần thật tế nhị nếu cho rằng mình có cách làm tốt hơn. “Tốt hơn là đừng dùng những câu nhạy cảm, mang tính thách thức. Thay vào đó, hay chuyển chúng thành những câu hỏi mang tính xây dựng”.
S.T Bảo Ngọc