Cách sử dụng ngôn từ tích cực trong giao tiếp

 

Chỉ một ý nghĩ chúng ta có thể diễn đạt theo nhiều ngôn từ khác nhau và tất nhiên hiệu quả mang lại cũng hoàn toàn khác nhau. Vậy làm thế nào để sử dụng ngôn từ trong giao tiếp có hiệu quả tốt nhất? Hãy rèn luyện theo các phương pháp sau đây.

> Để thuyết phục đối phương hiệu quả, thành công nhất?? | 9 bí quyết giao tiếp cần học hỏi

 

Bí quyết sử dụng ngôn từ trong kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Kynang.edu.vn sẽ chia sẻ với bạn về luật hấp dẫn – được xem là quy luật chi phối mạnh mẽ đến sự thành công của mỗi người. Dù chúng ta có muốn hay không, luật hấp dẫn cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Quy luật nó nói rằng: tất cả những gì mà bạn tập trung sự chú ý và năng lượng của mình vào đó, bạn đều thu hút chúng nhiều hơn vào cuộc sống của chính mình. Khi chúng ta tập trung vào những lỗi lầm của mình hay người khác như phòng bừa bộn, vứt đồ đạc lung tung, môi trường làm việc căng thẳng, thiếu tinh thần hợp tác,… Bạn nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra?

Chúng ta vừa tập trung sự chú ý của chúng ta vào những gì chúng ta không mong muốn trong kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, chúng ta ngày càng nhận thêm những điều không tốt từ bản thân và người khác nhiều hơn bởi vì đó là điều chúng ta đang tập trung vào. Có bao giờ bạn thử đếm xem một ngày một đứa trẻ nhận được bao nhiêu câu nói: “Con đừng làm cái nọ, con không được làm cái kia..?” Nếu thử chú ý đếm những “Đừng” và “Không được”, có thể bạn sẽ ngạc nhiên. Bố mẹ đưa nhiều mệnh lệnh cấm với con cái quá nhiều.

Sức mạnh của ngôn từ trong nghệ thuật giao tiếp

Từ khi mới lẫm chẫm bước đi và khám phá thế giới xung quanh, trẻ đã bắt đầu nhận được lệnh: Không được sờ vào chỗ nọ, đụng vào chỗ kia. Khi không còn bú mẹ và chuyển sang tập ăn dặm, rồi tập ăn thức ăn cứng, trẻ muốn tự mình điều khiển chiếc thìa hay chiếc bát của riêng mình thì đã nghe bố mẹ hét: Đừng có làm rơi vãi khắp nhà như thế. Khi trẻ muốn tham gia vào việc nhà, mẹ đuổi ra khỏi bếp và bảo: Đừng có vào đây phá quấy, ra sân mà chơi. Khi trẻ muốn khám phá thiên nhiên, cha mẹ bảo: Đừng có thò tay xuống đất, hông ai hơi đâu mà rửa ráy suốt ngày được.

Và khi trẻ biết làm mọi thứ, tự ý thức, tự hành động, lại còn có lý lẽ để biết “cãi lại” bố mẹ nữa thì các câu “Đừng” càng ngày càng xuất hiện với tần suất liên tục. Con cái phát ốm lên vì những yêu cầu “Đừng có bật ti vi to thế”, “Đừng có nhảy nhót loạn nhà lên như thế”, “Đừng có động tí là chảy nước mắt ra như thế”, “Đừng có phá cái ô tô đồ chơi mới mua như thế”…

Càng cấm đoán, trẻ lại càng muốn làm những gì chúng muốn. Càng ngăn đứa trẻ làm điều này hay điều nọ bao nhiêu thì đứa trẻ lại càng cương quyết làm điều đó bấy nhiêu. Và cao trào của những lần như thế là đứa trẻ lăn ra nhà gào khóc đòi bằng được điều nó muốn, hoặc chúng ta đánh đứa trẻ, hù dọạ và … gây nên những kỷ niệm và hình ảnh không tốt lên đứa trẻ. Cũng vậy, nếu như tôi nói với bạn: “Đừng nghĩ đến bánh kem nha”… Thì một hình ảnh về bánh kem sẽ lập tức hiện ra ngay trong đầu của bạn! Tương tự như điều tôi đã trao đổi với bạn ở trên:

  • Khi bạn nói: Đừng có chạy!… Chúng nghe, Chạy!
  • Không được đánh nhau!… Chúng nghe, Được đánh nhau!
  • Đừng có đóng sầm cánh cửa nữa!…Sầm ! Chúng vừa đóng sầm cánh cửa!
  • Không được nghịch!… Chúng nghe, Được nghịch!….
  • Vậy chúng ta nên làm gì?

Thường xuyên sử dụng những từ “Đừng”, “Không”, “Không được” khiến chúng ta “hút” những điều mình không mong muốn tới cuộc sống của mình. Thay vì thế, bạn hãy tập trung suy nghĩ và cảm xúc của mình vào những điều bạn mong muốn.

  • Đừng chạy!…trở thành, Hãy đi bộ nào.
  • Đừng đánh nhau!… trở thành, Hãy nói chuyện tử tế.
  • Đừng đóng sầm cánh cửa!…trở thành, Hãy đóng cánh cửa thật nhẹ nhàng.
  • Đừng nghịch!…Trở thành…Hãy chơi ngoan.

Nếu lần sau bạn nghe được trong đầu bạn sắp nói ra những câu như:

  • Đừng nói lại với tôi như vậy!
  • Đừng hét lên!
  • Đừng làm rơi.
  • Đừng làm vỡ.
  • Đừng mở cái đó.
  • Không được hét.
  • Không được thức khuya.
  • Không được nói chuyện điện thoại sau 9g
  • Không được hút thuốc.

Khi đó bạn biết bạn đang tập trung vào những điều mà bạn không mong muốn trong quá trình giao tiếp. Hãy điều chỉnh và nói lên những điều mà bạn muốn bằng cách đặt câu hỏi cho chính bản thân mình: “Vậy, thực ra điều tôi muốn là gì?”

Hãy luôn tập trung vào những điều mà bạn muốn và bạn sẽ nhận được nhiều hơn những thói quen đó. Bạn chính là người tạo nên những hình ảnh. Chính bạn sẽ thấy những hình ảnh đó và người khác cũng vậy…Hãy tạo ra những hình ảnh tích cực trong tâm trí bạn và những điều bạn muốn người khác thực hiện. Đặt sự chút ý vào đó! Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình muốn nói một câu nào đó … hãy nhớ tự hỏi bản thân mình.

luat-hap-dan-trong-giao-tiepThật ra điều tôi muốn là gì?

Tôi có muốn mình thất nghiệp hay không? Không, tôi muốn mình có một công việc mà tôi yêu thích và phù hợp với năng lực của tôi. Tôi có muốn người khác trễ hẹn không? Không, tôi muốn người khác đến hẹn đúng giờ. Tôi có muốn bọn trẻ la hét, cãi lại và ngủ trễ không? Không, tôi muốn bọn chúng nói chuyện vừa nghe, bình tâm và đi ngủ lúc 9g.

Luyện tập tư duy rất đơn giản và đòi hỏi bạn thay đổi trong ngôn từ mà bạn nói ra với chính mình và người khác. Hãy luôn giữ sự tập trung chú ý của bạn vào những điều mà bạn muốn. Người khác sẽ hiểu được điều bạn muốn là gì và sẵn sàng hợp tác. Bạn cũng sẽ cảm thấy mọi thứ tốt đẹp hơn.

Những cách rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp hiệu quả hơn

  1. Lắng nghe cẩn thận 

Lắng nghe cẩn thận, rõ ràng từng câu chữ mà đồng nghiệp dùng là cách cơ bản giúp bạn tự luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Thông qua việc lắng nghe, bạn có thể rút ra một số kinh nghiệm cũng như học hỏi thêm những cách dùng từ hay của đồng nghiệp, bạn bè để bổ sung vào cẩm nang từ vựng cho riêng mình và có thể dùng nó bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào bạn muốn.

Trong suốt thời gian giao tiếp, thay vì bỏ qua những câu, từ bạn không hiểu rõ. Vậy thì tại sao bạn không thử đoán nghĩa của chúng dựa vào ngữ cảnh mà đồng nghiệp bạn đang đề cập. Nếu bạn sợ suy đoán của mình là sai, không chắc chắn, bạn có thể hỏi lại bằng những câu như “ có phải ý anh/chị là….”

  1. Luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách tra cứu các từ lạ

Nếu được, bạn nên trang bị cho mình một quyển từ điển bỏ túi, trong những trường hợp đặc biệt bạn có thể dùng chúng để tra cứu ngay lập tức những từ bạn không biết hoặc không chắc chắn về nó. Đánh dấu những từ bạn đã tra xong trong từ điển, đó cũng là cách để bạn có thể ôn lại vốn từ nếu như sau này tình cờ lướt qua. Bạn cũng có thể dùng một cuốn sổ tay để ghi chép từ mới để làm phong phú thêm cho vốn từ của bạn và sẽ rất hữu ích trong nhiều trường hợp cần thiết đấy.

  1. Luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách dành nhiều thời gian đọc sách, báo, tạp chí
  • Dành nhiều thời gian đọc sách, báo, tạp chí,..Tập trung vào những đề tài mà khách hàng hàng của bạn hoặc đối tượng giao tiếp của bạn đang quan tâm để khi bạn gặp mặt, trao đổi với khách hàng, bạn sẽ chủ động hơn cũng như nội dung cuộc nói chuyện sẽ phong phú hơn. Như vậy, bạn sẽ tránh được trường hợp bị rơi vào vòng nguy hiểm, im lặng vì không biết nói gì cũng như bạn sẽ được người khác nể phục vì vốn kiến thức và có ấn tượng tốt với bạn hơn. Bạn càng đọc nhiều thì sẽ tích lũy được nhiều vốn từ phong phú, đó chính là lợi thế giúp bạn dễ dàng trao đổi, bình luận, bàn bạc, giao tiếp với người khác.
  • Bổ sung từ ngữ chuyên ngành cũng là cách hỗ trợ bạn có được nhiều vốn từ trong giao tiếp, đặc biệt khi bạn giao tiếp với những người có trình độ chuyên  môn cao. Điều đó, bắt buộc bạn phải có vốn từ chuyên môn tương đối để có thể trao đổi vấn đề dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc bàn bạc, hợp tác về một ngành khác chuyên môn, một lĩnh vực khác nào đó. Bạn hãy làm quen với các thuật ngữ, từ chuyên ngành qua tạp chí, sách vở, tài liệu. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ chuyên gia, thành viên trong ngành để nhằm đảm bảo tính chính xác từ ngữ mà bạn muốn sử dụng.
  1. Tăng cường, củng cố vốn từ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho mình.

Bạn nên trang bị cho mình một cuốn lịch để bàn có phần chú thích rồi thực hiện phương châm “từ mới mỗi ngày”. Bạn cũng có thể ghi một câu nói gì đó có liên quan đến từ mới của bạn vào cuốn lịch và bổ sung, củng cố vốn từ của mình bằng cách sử dụng sách, báo, phim ảnh hay bất cứ phương tiện nào có thể làm phong phú vốn từ của bạn. Đặc biệt bạn nên tập trung vào những từ mà bạn thấy hữu dụng nhé.

  1. Luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách vận dụng từ mới mỗi ngày.

Hãy tập vận dụng các từ mới xen kẽ các từ cũ trong các cuộc đối thoại hàng ngày, những cuộc trao đổi qua điện thoại, email, trên các ghi chú thư từ. Chung quy hãy áp dụng ngay những từ mà bạn mới học được mỗi khi bạn nói, viết. Bạn nên lưu ý, khách hàng, đồng nghiệp của bạn sẽ cảm thấy có thiện cảm khi bạn sử dụng chính xác, nhuần nhuyễn ngôn ngữ chính xác của họ.

Ngôn từ có sức mạnh rất lớn trong quá trình giao tiếp. Một câu an ủi, động viên đúng lúc sẽ xoa dịu nỗi buồn của người khác, một lời khen ngợi có thể là động lực cho ai đó tiếp tục cố gắng. Hơn thế, ngôn từ chứng tỏ bản thân bạn là người mạnh mẽ, quyết đoán và tăng thêm niềm tin ở những người xung quanh. Vì thế, các bạn hãy cố gắng và tự tin trong việc giao tiếp và trau dồi cho mình thêm nhiều vốn từ hơn nữa nhé.

Sưu Tầm

Bạn đang gặp phải nhiều khó khăn trong giao tiếp như thiếu tự tin, thiếu ngôn ngữ, không làm chủ được cảm xúc, giọng nói. Bạn cần cải thiện những kỹ năng trên hãy tham gia khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử của Cuộc Sống Đúng Nghĩa
Đăng ký khoá học TẠI ĐÂY

Ưu đãi món quà ý nghĩa cho 6 bạn đăng ký sớm nhất

  • Ưu đãi 10% còn 1.980.000đ học phí khóa học
  • Bộ sách: “Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế” + “Tâm hồn lớn, lợi nhuận lớn” chọn lọc từ CEO Trần Đình Tuấn.

TẶNG: Bộ tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP THÔNG MINH, KHÉO LÉO.