Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin với người khác. Nhưng để giao tiếp hiệu quả thì ngoài lời nói bạn còn phải sử dụng đến ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nụ cười,… Tham khảo các nguyên tắc Cuộc Sống Đúng Nghĩa chia sẻ dưới đây để có thêm những kỹ năng giao tiếp thuyết phục và thu hút.
Giao tiếp bằng lời: Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt ý nghĩ của mỗi người. Khi bạn muốn nói chuyện hoặc trao đổi thông tin với một ai đó thì bạn phải sử dụng ngôn ngữ để truyền tải những thông điệp mà bạn muốn bày tỏ. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp mà chúng ta luôn sử dụng nó hàng ngày. Nhưng để việc giao tiếp có hiệu quả hơn và truyền tải được những thông tin mà bạn muốn nói một cách rõ ràng và chiếm được cảm tình của người khác là điều mà ai cũng cần học hỏi.
Trong giao tiếp sử dụng lời nói, bạn cần chú ý:
- Âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, không cao giọng quá, nói to quá hoặc nói nhỏ quá…
- Khi nói chuyện nên tập trung vào chủ đề đang thảo luận, tránh để tư tưởng bị phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện.
- Khi đối tượng giao tiếp đang nói thì ta nên lắng nghe, tuyệt đối tránh ngắt lời hoặc cướp lời của người nói khi họ chưa nói hết ý của họ.
- Trong khi giao tiếp nên tránh “thao thao bất tuyệt” mà không chú ý đến thái độ của đối tượng giao tiếp. Hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc khiến người khác không kịp trả lời.
- Khi nói về một chủ đề nào đó, nếu ta không được rõ thì lúc này nên lắng nghe chứ không nên “nói bừa”, nghĩa là phải đảm bảo sự thành thật và chính xác trong lời nói của mình.
Không nên bảo thủ chỉ coi trọng ý kiến của mình mà không tôn trọng ý kiến của người khác.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể: Bạn cần quan sát ngôn ngữ của toàn bộ cơ thể từ đầu, thân, tay và chân. Không phải lời nói nào cũng thể hiện hết được ý nghĩa của nó, mà cần có sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ để giúp cuộc nói chuyện thành công. Bạn có thể dễ dàng thấy những giáo viên của mình không chỉ đơn thuần ngồi giảng mà họ còn kèm theo những cử chỉ để làm cho các bạn tập trung, tăng sức thuyết phục của cuộc hội thoại. Không nên làm thái quá cuộc nói chuyện bằng việc vung tay trong mọi tình huống. Ngoài ra, biểu hiện rung lắc chân cho thấy sự lo lắng hay cử chỉ gãi tai, gãi đầu thể hiện sự bối rối, mất tự tin.
Giao tiếp bằng ánh mắt: Chúng ta thường quan niệm rằng giao tiếp qua ánh mắt là phải nhìn trực diện từ ánh mắt đến ánh mắt. Thực tế đối với nhiều người, giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ thân mật nhưng đối với một số khác lại làm họ cảm thấy không thoải mái. Nhìn thẳng vào mắt người khác trong giao tiếp sẽ hiệu quả nếu cả hai bên đều cảm thấy thoải mái, nếu không có thể gây ra sự hiểu nhầm là một sự thách thức với đối phương.
Khi giao tiếp với nhau, nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay căng thẳng khi phải nhìn trực tiếp vào mắt người khác hãy tìm một điểm khác trên mặt của họ làm bạn thấy dễ chịu hơn khi nói chuyện. Nhưng bạn phải nhớ là đừng để cho người bạn đang giao tiếp nhận ra bạn không nhìn trực tiếp vào mắt họ. Như vậy khái niệm giao tiếp qua ánh mắt cần được hiểu là nhìn vào đối tượng giao tiếp.
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp cho bản thân bạn có thể tham gia các khóa học rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, giao tiếp ngoài xã hội, trước không chúng, trong gia đình và môi trường công sở tại Cuộc Sống Đúng Nghĩa.
Đăng ký khoá học TẠI ĐÂY
- Ưu đãi 10% còn 1.980.000đ học phí khóa học
- Bộ sách: “Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế” + “Tâm hồn lớn, lợi nhuận lớn” chọn lọc từ CEO Trần Đình Tuấn.
TẶNG: Bộ tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP THÔNG MINH, KHÉO LÉO.
- Đăng kí nhận tài liệu miễn phíTẠI ĐÂY