Giải quyết vấn đề (Problem solving) là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập, làm việc và cuộc sống… Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ đơn giản như mặc đồ gì phù hợp với cuộc hội thảo, tới phức tạp hơn như khắc phục một dự án đang “giậm chân tại chỗ”. Nếu có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, cuộc sống sẽ thực sự hạnh phúc và vui vẻ trong mọi tình huống. Kynang.edu.vn chia sẻ với bạn kỹ năng giải quyết vấn đề trong đời sống và công việc.
Hiểu rõ nguồn gốc vấn đề
Sự việc bất kỳ dù lớn hay nhỏ nhưng để tìm được phương pháp giải quyết vấn đề khoa học thì việc trước tin bạn phải hiểu rõ được nguồn gốc của việc đó. Ví dụ khi bạn thực hiện một dự án, đi đến giữa chẳng đường bị rơi vào bế tắc không như kế hoạch ban đầu, khiến cho tiến trình công việc bị chậm. Lúc này thay vì cố tìm cách để tiếp tục thúc đẩy tiến trình, bạn hãy bình tĩnh nhìn lại toàn bộ kế hoạch xem mình đã mắc lỗi ở đâu, nguyên nhân nào khiến cho dự án bị đình trệ như vậy, khi đã tìm ra được nguồn gốc nguyên nhân vấn đề bạn sẽ có giải pháp tốt để xử lý vấn đề đó mà không làm ảnh hưởng đến kết quả công việc.
Đơn giản hoá mọi việc
Bạn đã phân tích xong, biết được sự việc đó mắc lỗi ở đâu, cần giải quyết vấn đề như thế nào, tiếp theo bạn hãy đơn giản hóa vấn đề đó. Hãy giả sử rằng đó là vấn đề không hề phức tạp và mình sẽ tìm ra được giải pháp khoa học nhất để xử lý nó. Không nên làm quan trọng hóa vấn đề, bởi như vậy vô tình bạn đẩy mình vào tình huống khó, luôn căng thẳng vì cho rằng vấn đề của mình quá lớn, không dễ dàng tìm được cách giải quyết.
Cởi mở
Hãy cố thử tất cả các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề, thậm chí chúng có vẻ kỳ quặc. Điều quan trọng là bạn phải duy trì sự cởi mở để tăng khả năng suy nghĩ sáng tạo, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Dù bạn hành động ra sao, đừng cho rằng chúng là giải pháp ngu ngốc, không có ý tưởng nào là ý tưởng tồi tệ. Thực tế cho thấy rất nhiều hướng giải quyết, thành công xuất chúng xuất phát từ những ý tưởng điên rồ.
Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau
Đừng gò bó mình trong khuôn khổ, hãy nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho bạn thấy được điểm mấu chốt của vấn đề là gì. Đó là cách nhìn bao quát nhất, bạn sẽ biết mình đã làm được những gì, chưa làm được gì, cái gì làm chưa tốt khi đó bạn sẽ biết được vấn đề đó phát sinh từ đâu, tại sao lại mắc phải nó, làm thế nào để thoát khỏi khúc mắc đó để tiếp tục đi tiếp.
Sử dụng ngôn từ tích cực
Hãy dẫn dắt suy nghĩ của bạn với những cụm từ như “Sẽ ra sao nếu như…” và “tưởng tượng rằng…”. Những cụm từ này mở rộng não bộ suy nghĩ theo hướng sáng tạo và khuyến khích giải pháp. Tránh những ngôn từ hạn chế và tiêu cực như “Tôi không nghĩ rằng…” hay “Điều này không đúng…”
Thực hiện
Mọi thứ đã được chuẩn bị hoàn tất, bây giờ nhiệm vụ của bạn là bắt tay vào thực hiện hay đúng hơn là bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề. Đây là khâu vô cùng quan trọng, những vấn đề có thể phát sinh thêm sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Vì vậy, thay vì bị động thực hiện theo những kế hoạch đã vạch sẵn, bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh, để chắc chắn rằng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết tốt nhất và mang lại kết quả như mong muốn.
ST by BN