Trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày chúng ta sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái ngược. Điều cần thiết là phải làm thế nào để giải quyết xung đột một cách nhanh chóng, liên kết mọi người lại cùng hướng về một mục tiêu. Vậy xung đột là gì và làm thế nào để giải quyết xung đột đây?
Xác định nguyên nhân xung đột
Có hàng trăm lý do dẫn đến xung đột, vì vậy để kỹ năng giải quyết xung đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân chính của nó. Việc xác định được nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn là vấn đề quan trọng đầu tiên bạn phải làm, bởi nếu không biết được nguyên nhân bạn sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu, phải giải quyết vấn đề gì và làm thế nào để các bên cùng cảm thấy được đối xử công bằng, không thiên vị.
Nút thắt của xung đột
Khi đã xác định được nguyên nhân của xung đột, bạn cần tiếp tục tìm ra chủ nhân tạo ra mâu thuẩn trong môi trường công sở này là ai. Bởi xung đột là do những tranh cãi cá nhân hoặc tập thể về vấn đề gì đó nhưng không tìm được tiếng nói chung, lâu ngày mối quan hệ giữa các thành viên càng bị đẩy ra xa, dẫn đến những hiểu nhầm giữa người này với người kia, tập thể này với tập thể kia. Do vậy, để giải quyết được xung đột bạn cần phải tìm được nút thắt chính của nó và tìm cách thảo gỡ.
Lắng nghe trước khi nói
Dù bạn đã bắt đúng bệnh, nhân vật chính của cuộc tranh cãi nhưng cũng đừng vội vàng kết luận hay cố gắng tìm cách giải quyết mà trước tin bạn hãy lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của những người trong cuộc. Khi đã hiểu được mong muốn, nguyện vọng của họ bạn hãy bắt đầu tìm cách để giải quyết xung đột, xóa tan đi sự hiểu nhầm để các thành viên siết lại gần nhau hơn.
Đưa ra nhiều lựa chọn
Khi đã có những mâu thuẫn nghĩa là do các bên không đồng nhất về quan điểm, vấn đề nào đó. Vì vậy, để giải quyết được vấn đề này bạn không thể chỉ đưa ra một lựa chọn duy nhất và bắt các bên phải làm theo mà hãy đưa nhiều lựa chọn để họ có thể thảo luận và cùng chọn ra phương án tốt nhất, tránh đẩy các bên vào sự gượng ép, như vậy không chỉ tháo gỡ được sự khó chịu của mà mà sẽ khiến cho xung đột tăng cao hơn.
Công bằng
Kỹ năng giải quyết xung đột tốt nhất là bạn hãy đặt mình vào vị trí của người trọng tài, phân xử công minh, không thiên vị, bênh vực bên nào. Bởi lúc này các bên đều muốn mình là người đúng và được người khác ủng hộ. Nếu vô tình bạn bênh vực bên nào đó sẽ khiến họ nghĩ bạn là người không công bằng, áp đặt và mâu thuẫn chắc chắn sẽ không thể nào tháo gỡ được.
Nhận định lại vấn đề
Khi đã biết được nguyên nhân chính của vấn đề và hiểu rõ suy nghĩ của cuộc xung đột, bạn hãy cẩn thận nhận định lại vấn đề để chắc chắn mọi thứ bạn biết đều đúng sự thật, bạn không bị bên nào che mắt. Có như vậy bạn mới có thể giải quyết vấn đề một cách công bằng nhất.
Không đặt cái tôi cá nhân khi giải quyết xung đột
Khi bạn là trọng tài, bạn cần phải gạt bỏ cái tôi cá nhân ra khỏi cuộc phân xử. Bạn cần phải biết rằng, khi một vấn đề căng thẳng dẫn đến xung đột nghĩa là khi đó cái tôi cá nhân của những người trong cuộc đều lớn, họ không muốn nhượng nhịn nhau. Vì thế, nếu lúc này bạn cũng đề cao cái tôi cá nhân chắc chắn bạn sẽ nhận được thất bại thảm hại. Hãy suy nghĩ mình vì mọi người chứ không phải vì bản thân mình, như vậy bạn mới có thể giải quyết xung đột một cách sáng suốt và hiệu quả nhất.
Tranh cãi trong môi trường công sở không phải lúc nào cũng xấu, tuy nhiên dù cuộc xung đột có mang lại lợi ích cho cá nhân, tập thể cũng cần phải tìm cách tháo gỡ. Bởi nếu để lâu xung đột sẽ càng lớn và nó sẽ trở thành một điều không tốt cho cả cá nhân lẫn tập thể.
Dùng người thứ 3
Vai trò của người thứ 3 là làm trung gian hòa giải, làm cho 2 bên hiểu nhau hơn, hiểu được vấn đề, và giúp họ hòa giải hoặc nhượng bộ lẫn nhau. Người trung gian phải đánh giá công bằng, khách quan, có uy tín và chiếm được lòng tin của cả 2 bên
Chia tách các bên tham gia xung đột
Khi xung đột dâng đến cao trào, 2 bên có những hành vi thiếu tự chủ thì giải pháp tốt nhất lúc này là tìm cách đưa 1 hoặc 2 bên ra khỏi xung đột. Tùy theo tình huống cụ thể mà sử dụng biện pháp chia tách công khai hoặc bí mật.
Lúc này, cả hai bên đều giữ quan điểm của mình, luôn cho mình là đúng nên nếu cứ để hai bên tranh luận xem ai đúng ai sai thì không thể giải quyết được vấn đề. Khi chia tách, cho hai bên một thời gian suy xét lại thay vì chỉ trích, giận dữ đối phương thì họ có thể nhìn nhận sự việc thấu đáo và phù hợp hơn. Vậy họ vừa giữ được hình ảnh của mình lại vừa giữ được mối quan hệ với bên kia.
S.T Bảo Ngọc