PMH bán dự án nhà ở từ khi nào? Cảm giác bán những căn nhà đầu tiên với ông lúc đó ra sao?
– Gian nan và kiên trì lắm! Vào thời điểm đó, thuyết phục khách hàng mua căn hộ đã là điều khó vì nếp nghĩ “cha chung không ai khóc” đã tồn tại lâu đời.
Đã thế, Tổng giám đốc lúc đó là ông Lawrence S. Ting còn đặt ra nguyên tắc khách hàng khi mua nhà phải tuân thủ các nội quy của khu dân cư được đề cập trong hợp đồng để đảm bảo môi trường sống xanh-sạch-đẹp-an toàn nhằm hướng đến nếp sống văn hóa chung.
Những ràng buộc này khiến chúng tôi đã khó lại càng khó hơn. Lúc mua khách hàng phản ứng rất gay gắt, nhưng chúng tôi đã cố gắng thuyết phục, chỉ ra những mặt tiêu cực nếu mọi người sống một khu phố mà không có quy định chung.
Dần dà họ xuôi lòng và khi dọn đến ở thì họ thấy đặt ra nội quy là hợp lý. Dự án đầu tiên chúng tôi đưa vào kinh doanh năm 1998 là khu Mỹ Cảnh, chỉ với 80 căn hộ nhưng phải mất 1 năm rưỡi mới bán được hết.
Như mọi người thấy đấy, về lâu dài thì đây thực sự là định hướng đúng đắn để hình thành không gian sống vừa văn minh vừa nhân văn và đem đến thành công ngày hôm nay cho PMH.
* Lúc đó, có bao giờ ông muốn bỏ cuộc?
– Thật tình có những lúc tôi muốn bỏ cuộc vì mơ hồ về tính khả thi của dự án: mấy trăm hecta sình lầy làm thế nào để thành đô thị hiện đại trong khi hành lang pháp lý chưa hoàn thiện và còn nhiều hoài nghi khác.
Cô Ba (bà Ba Dah Wen) – tên thân mật tôi gọi Tổng giám đốc nữ đầu tiên của PMH – đã hun đúc trong tôi lý tưởng của hai chữ sự nghiệp. Đô thị này phải trải qua nhiều thập kỷ mới thành hình và sự ra đời của nó có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thế hệ, thay đổi cả một vùng đất, nơi có hàng ngàn người làm việc, có hàng trăm ngàn người đến sinh sống…
Ghi dấu sự nghiệp một đời người không chỉ thành đạt về địa vị, vật chất mà quan trọng là để lại gì cho thế hệ tiếp nối. Chính những chuyến tháp tùng đi làm việc với ông S. Ting và cô Ba ở Hà Nội và các nơi, xem cách các vị xử lý công việc, thể nghiệm và cụ thể hóa những dự định, lắng nghe họ chỉ dẫn kinh nghiệm… đã giúp tôi xây dựng niềm tin vững chắc và đó cũng là động lực tiếp sức để tôi kiên định trên con đường mình đã chọn.
Tôi nghiệm ra, những vị trưởng bối đến từ đất nước xa xôi kia, đã, đang và sẽ đặt tất cả tâm huyết với một tầm nhìn dài hạn để biến vùng đất này thành đô thị hiện đại, chắc chắc không đơn thuần chỉ là mưu sinh mà còn vì một điều cao đẹp hơn – Một chữ Tâm để hình thành nên khu đô thị vừa hiện đại văn minh vừa nâng cao giá trị cộng đồng.
* Sau gần 20 năm làm việc tại PMH, nói một cách ngắn gọn, theo ông, yếu tố nào làm nên thành công của đô thị PMH hôm nay?
– Khi bắt tay vào dự án cách nay 20 năm, mười người nhìn vùng đầm lầy nước mặn, thì có đến chín người nói chỉ có hoang tưởng mới nhận định dự án sẽ thành công. Yếu tố đầu tiên tạo nên thành công chính là tầm nhìn xa, trông rộng và quyết tâm làm cho bằng được của nhà đầu tư mà đứng đầu là ông S. Ting.
Khả năng thực hiện dự án là yếu tố thứ hai: đó chính là tài chính vững mạnh, vì thời gian phát triển đô thị phải tính bằng thập kỷ. Chính những yếu tố này là tiền đề để khi triển khai dự án đã thực hiện được sáu thống nhất: đầu tư, quy hoạch, hạ tầng, thiết kế, xây dựng và quản lý. Đúng là chỉ có thay đổi khi dám nghĩ khác.
* Để có sự thống nhất đó, PMH đã phải làm gì?
– Như tôi đã nói, phát triển đô thị là những dự án trải qua nhiều thập kỷ, vì đây là quá trình phát triển vì con người, phục vụ cho cuộc sống con người không chỉ hiện tại mà còn cho tương lai những thế hệ sau.
Và tất nhiên, để đạt được nền tảng lâu dài đó, quá trình triển khai cần thiết phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí và chuẩn mực của quy hoạch khoa học đã được phê duyệt, để hướng tới sự đồng bộ và phát triển bền vững.
Đối với bất kỳ một dự án phát triển đô thị nào, công tác quy hoạch là yếu tố quyết định sự thành bại của cả dự án. Khi nhận giấy phép đầu tư xây dựng đô thị PMH và đại lộ Nguyễn Văn Linh, công ty bỏ ra 2,5 triệu USD để tổ chức cuộc thi thiết kế quy hoạch tổng thể khu Nam trên diện tích 2.600ha với sự tham dự của nhiều công ty quy hoạch, thiết kế kiến trúc hàng đầu thế giới.
20 năm trước, con số 2,5 triệu USD là con số không hề nhỏ. Điểm thuận lợi của chúng tôi có hợp tác với công ty nổi tiếng quốc tế về quy hoạch là Skidmore, Owings & Merill của Mỹ – đơn vị thắng giải trong cuộc thi thiết kế đô thị do PMH tổ chức vào năm 1993. Họ có tầm nhìn xa, đưa ra định hướng rất rõ ràng và khiến chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng phát triển của đô thị này.
Dần dà họ xuôi lòng và khi dọn đến ở thì họ thấy đặt ra nội quy là hợp lý. Dự án đầu tiên chúng tôi đưa vào kinh doanh năm 1998 là khu Mỹ Cảnh, chỉ với 80 căn hộ nhưng phải mất 1 năm rưỡi mới bán được hết.
Như mọi người thấy đấy, về lâu dài thì đây thực sự là định hướng đúng đắn để hình thành không gian sống vừa văn minh vừa nhân văn và đem đến thành công ngày hôm nay cho PMH.
* Lúc đó, có bao giờ ông muốn bỏ cuộc?
– Thật tình có những lúc tôi muốn bỏ cuộc vì mơ hồ về tính khả thi của dự án: mấy trăm hecta sình lầy làm thế nào để thành đô thị hiện đại trong khi hành lang pháp lý chưa hoàn thiện và còn nhiều hoài nghi khác.
Cô Ba (bà Ba Dah Wen) – tên thân mật tôi gọi Tổng giám đốc nữ đầu tiên của PMH – đã hun đúc trong tôi lý tưởng của hai chữ sự nghiệp. Đô thị này phải trải qua nhiều thập kỷ mới thành hình và sự ra đời của nó có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thế hệ, thay đổi cả một vùng đất, nơi có hàng ngàn người làm việc, có hàng trăm ngàn người đến sinh sống…
Ghi dấu sự nghiệp một đời người không chỉ thành đạt về địa vị, vật chất mà quan trọng là để lại gì cho thế hệ tiếp nối. Chính những chuyến tháp tùng đi làm việc với ông S. Ting và cô Ba ở Hà Nội và các nơi, xem cách các vị xử lý công việc, thể nghiệm và cụ thể hóa những dự định, lắng nghe họ chỉ dẫn kinh nghiệm… đã giúp tôi xây dựng niềm tin vững chắc và đó cũng là động lực tiếp sức để tôi kiên định trên con đường mình đã chọn.
Tôi nghiệm ra, những vị trưởng bối đến từ đất nước xa xôi kia, đã, đang và sẽ đặt tất cả tâm huyết với một tầm nhìn dài hạn để biến vùng đất này thành đô thị hiện đại, chắc chắc không đơn thuần chỉ là mưu sinh mà còn vì một điều cao đẹp hơn – Một chữ Tâm để hình thành nên khu đô thị vừa hiện đại văn minh vừa nâng cao giá trị cộng đồng.
* Sau gần 20 năm làm việc tại PMH, nói một cách ngắn gọn, theo ông, yếu tố nào làm nên thành công của đô thị PMH hôm nay?
– Khi bắt tay vào dự án cách nay 20 năm, mười người nhìn vùng đầm lầy nước mặn, thì có đến chín người nói chỉ có hoang tưởng mới nhận định dự án sẽ thành công. Yếu tố đầu tiên tạo nên thành công chính là tầm nhìn xa, trông rộng và quyết tâm làm cho bằng được của nhà đầu tư mà đứng đầu là ông S. Ting.
Khả năng thực hiện dự án là yếu tố thứ hai: đó chính là tài chính vững mạnh, vì thời gian phát triển đô thị phải tính bằng thập kỷ. Chính những yếu tố này là tiền đề để khi triển khai dự án đã thực hiện được sáu thống nhất: đầu tư, quy hoạch, hạ tầng, thiết kế, xây dựng và quản lý. Đúng là chỉ có thay đổi khi dám nghĩ khác.
* Để có sự thống nhất đó, PMH đã phải làm gì?
– Như tôi đã nói, phát triển đô thị là những dự án trải qua nhiều thập kỷ, vì đây là quá trình phát triển vì con người, phục vụ cho cuộc sống con người không chỉ hiện tại mà còn cho tương lai những thế hệ sau.
Và tất nhiên, để đạt được nền tảng lâu dài đó, quá trình triển khai cần thiết phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí và chuẩn mực của quy hoạch khoa học đã được phê duyệt, để hướng tới sự đồng bộ và phát triển bền vững.
Đối với bất kỳ một dự án phát triển đô thị nào, công tác quy hoạch là yếu tố quyết định sự thành bại của cả dự án. Khi nhận giấy phép đầu tư xây dựng đô thị PMH và đại lộ Nguyễn Văn Linh, công ty bỏ ra 2,5 triệu USD để tổ chức cuộc thi thiết kế quy hoạch tổng thể khu Nam trên diện tích 2.600ha với sự tham dự của nhiều công ty quy hoạch, thiết kế kiến trúc hàng đầu thế giới.
20 năm trước, con số 2,5 triệu USD là con số không hề nhỏ. Điểm thuận lợi của chúng tôi có hợp tác với công ty nổi tiếng quốc tế về quy hoạch là Skidmore, Owings & Merill của Mỹ – đơn vị thắng giải trong cuộc thi thiết kế đô thị do PMH tổ chức vào năm 1993. Họ có tầm nhìn xa, đưa ra định hướng rất rõ ràng và khiến chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng phát triển của đô thị này.
Theo DNSGCT