Tại sao phải rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề? Khi gặp vấn đề, con người thường có những biểu lộ cảm xúc và hành vi rất khác nhau, có người cảm thấy lo lắng, chán nản, có người muốn buông xuôi nhưng cũng có người lại chấp nhận. Tuy nhiên, bản chất cuộc sống là tính có vấn đề
Tại sao phải rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề? Khi gặp vấn đề, con người thường có những biểu lộ cảm xúc và hành vi rất khác nhau, có người cảm thấy lo lắng, chán nản, có người muốn buông xuôi nhưng cũng có người lại chấp nhận.
Tuy nhiên, bản chất cuộc sống là tính có vấn đề, nếu không được trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề thì nhiều người sẽ dễ mất định hướng, thất bại trong các mối quan hệ, trong học tập, trong công việc,… thậm chí tìm đến cách giải quyết tiêu cực để né tránh vấn đề như: nghiện rượu, nghiện ma túy, tự tử,…Việc rèn luyện về kỹ năng giải quyết vấn đề là điều vô cùng cần thiết. Sinh viên cũng không là trường hợp ngoại lệ.
1. Vấn đề là gì? Và vấn đề của sinh viên cụ thể là thế nào?
Vấn đề không phải lúc nào cũng là những khái niệm trừu tượng, vĩ mô mà vấn đề trong nhiều trường hợp rất đơn giản và cụ thể, ví dụ như:
– Lựa chọn một ngành học phù hợp?
– Có nên yêu khi còn là sinh viên?
– Mua sách nào để học tốt môn tiếng Anh?
– Có nên đi chơi vào cuối tuần này?
Riêng đối với sinh viên, quá trình chuyển tiếp từ thời học sinh sang đời sống sinh viên không phải là một thời kỳ dễ dàng đối với nhiều bạn trẻ. Cuộc sống tập thể ở nhà trọ, ký túc xá, chi tiêu cá nhân, quan hệ bạn bè, tương quan thầy trò, cách học đại học, định hướng công việc sau khi ra trường, …tất cả những thay đổi đó đều khiến cho các bạn sinh viên cảm thấy nhiều áp lực và đó cũng chính là những vấn đề mà sinh viên hay gặp phải.
2. Quy trình giải quyết vấn đề như thế nào?
– Nhận diện đúng vấn đề cần giải quyết.
– Xác định đúng những nguyên nhân tạo ra vấn đề đó.
– Tìm ra được nhiều các giải pháp thiết thực và khả thi để giải quyết vấn đề đó.
– Ra quyết định để lựa chọn một giải pháp phù hợp để có thể giải quyết được vấn đề đặt ra.
– Kiên trì, quyết tâm thực hiện các giải pháp cho đến khi thu được kết quả mong muốn
3. Có bao nhiêu cách thức để giải quyết vấn đề hệ thống và sáng tạo?
Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề hệ thống và sáng tạo, mỗi cách đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Có cách được vận dụng rất hiệu quả trong nhận diện vấn đề nhưng có cách lại phù hợp hơn để tìm ra nguyên nhân vấn đề. Cho nên, tùy theo mỗi cá nhân cũng như những tình huống riêng biệt mà có sự lựa chọn cách thức phù hợp. Sau đây là một số cách điển hình:
Kỹ thuật xương cá: mỗi một câu hỏi vì sao liên quan đến vấn đề cần giải quyết sẽ là một xương
– 4 câu hỏi chữ W và một câu hỏi chữ H (Nguyên tắc 5W + 1H):
• Where: Vấn đề nằm ở đâu?
• When: Vấn đề xảy ra khi nào?
• Why: Tại sao vấn đề xảy ra?
• Who: Ai là người có liên quan đến vấn đề?
• How: Bằng cách nào giải quyết vấn đề?
– Tư duy theo 6 chiếc mũ:
• Chiếc mũ trắng: tìm hiểu thông tin, sự kiện liên quan đến vấn đề
• Chiếc mũ đỏ: cảm xúc, trực giác khi nghĩ về vấn đề đó
• Chiếc mũ đen: suy nghĩ về những khó khăn, bất lợi, rủi ro khi không giải quyết hoặc khi giải quyết vấn đề đó.
• Chiếc mũ vàng: suy nghĩ về những điều kiện thuận lợi, kết quả đạt được khi giải quyết vấn đề
• Chiếc mũ xanh lục: Những ý tưởng về giải pháp, mô hình, hành động để giải quyết vấn đề.
• Chiếc mũ xanh lam: Kiểm tra lại các ý tưởng có phù hợp với các mũ trước đó. Sắp xếp các ý tưởng theo thứ tự thời gian, tính chất quan trọng để hình thành kế hoạch hành động.
– Bão táp trí tuệ (Brainstorm):
• Mỗi thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến và có thể giải thích tại sao đưa ra ý kiến đó.
• Không tranh luận và phủ nhận ý kiến
• Phân tích, đ&aa
cute;nh giá và chọn lựa ý kiến phù hợp
4. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề hệ thống và sáng tạo bằng cách nào?
– Về mặt nhận thức:
• Chấp nhận thực tế vì trong cuộc sống, ai cũng phải có vấn đề và phải giải quyết vấn đề.
• Thay đổi suy nghĩ khi gặp vấn đề vì khó khăn, thất bại đôi khi lại là cơ hội để thành công.
• Hướng suy nghĩ của mình vào những vấn đề mà mình có thể giải quyết được và bỏ qua những vấn đề ngoài khả năng của bản thân.
• Xác định và tìm đến nguồn giúp đỡ cần thiết (những người mà mình có thể tin tưởng, chia sẻ vấn đề của mình đôi khi không cần họ phải cho mình một câu trả lời, hay một giải pháp, nói ra suy nghĩ cảm xúc của mình có khi lại là cách nhanh nhất để bạn nhận ra những “ rối rắm” mà bản thân đang gặp phải để tìm ra một giải pháp khả thi cho mình), không nên có suy nghĩ tự mình giải quyết tất cả mọi vấn đề.
– Về mặt hành vi:
• Tham gia sinh hoạt đội – nhóm để lắng nghe, chia sẻ và học hỏi cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề từ người khác.
• Kiên trì luyện tập thói quen phân tích vấn đề bằng cách áp dụng các cách thức giải quyết vấn đề hệ thống và sáng tạo như: kỹ thuật xương cá, 6 chiếc mũ tư duy,…
• Tham khảo sách, báo, tạp chí.
Sưu tầm: kynang.edu.vn
Bài viết liên quan:
6 bước chiến thắng “bệnh” lưỡng lự
Nghệ thuật xin lỗi
Giải quyết vấn đề