Hoàn thiện bản thân liên tục

Việc phát hiện ra các sở trường chỉ là điều kiện cần mà thôi. Sở trường đó có giúp bạn thành công và đạt được những điều bạn mong muốn hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực sau đó của bản thân nữa. Hãy liên tục hoàn thiện và phát triển những sở trường của bản thân nếu bạn thực sự khao khát một sự thành công nhanh chóng và bền vững. Sự nỗ lực không ngừng hay nói khác hơn sự kiên trì, nhẫn nại mới chính là chìa khóa mở đến những cánh cửa thành công trong cuộc đời bạn.

Bạn có thể nhận rõ điều này qua những ví dụ trong thực tế cuộc sống mà tôi chắc rằng rất quen thuộc với các bạn. Nếu như bạn là một người có năng khiếu học tiếng anh, nhưng ngày qua ngày, bạn cứ ỷ lại điều đó, không chịu dành thời gian ôn tập thì dù bạn có năng khiếu đến đâu thì bạn cũng không thể nào sử dụng nó lưu loát trong cuộc sống. Bởi tiếng anh là một môn học mang tính thực hành cao, đòi hỏi bạn phải sử dụng thường xuyên thì mới có thể nghe nói trôi chảy được. Hay một nghệ sĩ đánh đàn ghita cũng vậy, họ phải nỗ lực rèn luyện, trau dồi từng ngày với những phím đàn, giai điệu thì những bản nhạc họ đánh lên mới có sức hút và nhẹ nhàng đi vào lòng người.

Vậy đấy, có rất nhiều người xung quanh chúng ta cứ nghĩ rằng họ có sở trường này, sở trường nọ và dù họ không nỗ lực hoàn thiện thì họ cũng hơn người khác bởi nó đã thuộc về năng khiếu bẩm sinh. Đây là lối suy nghĩ chủ quan rất nguy hiểm. Họ không hề nghĩ rằng: Một công việc dù ta có thành thục đến đâu thì sau một thời gian dài không rèn luyện thì nó cũng thui chột dần và thậm chí có thể quay về khởi điểm ban đầu. Khi đó, ta lại phải mắc công nỗ lực lại từ đầu. Thay vì vậy tại sao ta không duy trì nó đều đặn, thường xuyên để có thể sử dụng ngay trong bất kì tình huống nào. Nhưng mọi thứ không chỉ dừng lại ở việc suy nghĩ và làm mà hãy lập ra một kế hoạch phát triển các sở trường một cách thật cụ thể và chi tiết.

Để làm được điều này thì chúng ta cần phải đặt mục tiêu thật rõ ràng thông qua các công việc liên quan đến sở trường của mình với những mức độ tăng dần. Ví dụ, bạn có sở trường nấu ăn. Lúc đầu, có thể mục tiêu của bạn chỉ là nấu món nào đó thật ngon rồi thì sau đó, bạn phải nấu nhiều món ngon hơn nữa. Lên một mức độ cao hơn, bạn lại muốn tự tay mình chế biến ra những món ăn thật đặc biệt và hấp dẫn. Và trong nhiều công việc khác, bạn cũng phải suy nghĩ như vậy. Bạn nên đặt cho mình những câu hỏi như: “Có cách nào để làm công việc này tốt hơn mà tiết kiệm thời gian hơn không?” hay “Có điều gì mà bạn đã chưa tận dụng được hết trong khi giải quyết công việc?”. Những câu hỏi tuy đơn giản đó nhưng nó sẽ giúp bạn luôn động não để tìm ra những giải pháp tối ưu hơn nữa và hiệu quả công việc chắc chắn sẽ ngày một được nâng cao rồi.

Ngoài việc tự rèn luyện một mình, chúng ta cần phải giao lưu với những người cùng sở trường và giỏi hơn ta. Có thể thông qua vài buổi chia sẻ chúng ta sẽ phát hiện một số điều thú vị để tiếp tục phát triển bản thân. Bên cạnh đó, chúng ta nên tiếp xúc với những người lớn tuổi đã thành công trong việc phát huy sở trường của họ. Và chắc chắn chúng ta sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích nhất cho việc phát triển chính mình. Điều này giúp cho chúng ta không mất quá nhiều thời gian nhưng vẫn phát triển bản thân một cách nhanh nhất.

Và điều cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn là: Đừng bao giờ chủ quan vào những sở trường mà mình đang có mà hãy luôn phấn đấu, phát triển để nó ngày một tốt hơn.

Chuyên gia đào tạo Trần Đình Tuấn ( www.trandinhtuan.edu.vn )

Người Sáng lập và Điều hành Trung Tâm Tư Vấn Và Đào Tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa ( www.cuocsongdungnghia.com )

các khóa học thường xuyên đào tạo tại các Doanh nghiệp Khóa học bán hàng – khóa học thuyết trình – khóa học giao tiếp ứng xử