Lắng nghe trong đàm phán

Kỹ năng nghe giỏi không tự nhiên mà đến. Đó là một lao động thực sự. Có hai loại kĩ năng lắng nghe, thứ nhất là lắng nghe chăm chú , thứ hai là lắng nghe tương tác lẫn nhau. Các kĩ năng chú ý sau đây sẽ giúp bạn tiếp thu tốt hơn những suy nghĩ chính xác mà đốl tác của bạn muốn chuyển tải.

Kỹ năng nghe giỏi không tự nhiên mà đến. Đó là một lao động thực sự. Có hai loại kỹ năng lắng nghe, thứ nhất là lắng nghe chăm chú , thứ hai là lắng nghe tương tác lẫn nhau. Các kỹ năng chú ý sau đây sẽ giúp bạn tiếp thu tốt hơn những suy nghĩ chính xác mà đốl tác của bạn muốn chuyển tải.

Có động có thúc đẩy việc lắng nghe

Khi bạn biết rằng những người có nhiều thông tin bao giờ cũng nhận được kết quả khả quan hơn trong cuộc đàm phán, bạn có động cơ để trở thành một người lắng nghe tốt hơn. Đề ra mục tiêu cho mọi loạl thông tin khác nhau mà bạn muốn nhận từ phía đối tác là một điều khôn khoan. Bạn học hỏi được nhiều bao nhiêu thì bạn càng trở lên có kinh nghiệm bấy nhiêu. Thử thách thật sự xuất hiện khi bạn thúc đẩy bản thân mình lắng nghe những người mà bạn không muốn nghe.

Nếu như bạn phải nói thì hãy đặt ra các câu hỏi

Mục tiêu ở đây là lấy được càng nhiều thông tin rõ ràng và cụ thể càng tốt. Để làm được điều này, bạn phải tiếp tục đặt ra các câu hỏi cho đối tác của mình. Chuỗi câu hỏi mà bạn đặt ra sẽ chuyển từ khái quát tới cụ thể và cuối cùng bạn sẽ có thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Lí do thứ hai để đặt ra các câu hỏi là bạn sẽ khám phá thêm được những nhu cầu của đối tác.

Cẩn thận với những cử chỉ

Mặc dù việc lắng nghe là rất quan trọng để hiểu được những thái độ và các động cơ bên trong lời nói. Nên nhớ rằng các nhà đàm phán không bao giờ nói hết ý định của mình qua các lời nói. Trong khi các thông điệp cá nhân có thể mang tính thành thật hay kết tội thì cử chỉ hay các biểu hiện nét mặt cũng như âm điệu giọng nói của họ có thể chuyển tải sự nghi ngờ.

Hãy để đối tác của bạn bắt đầu câu chuyện trước

Rất nhiều người bán hàng đã nhận biết được giá trị từ lời khuyên này khi thông qua các kinh nghiệm ở trường. Một người làm việc trong lĩnh vực in ấn nói với tôi rằng anh ta đã từng rất cố gắng để đưa vào một khả năng mớ bằng cách thông báo rằng công ty của anh ta chuyên nghành trong lĩnh vực in hai và bốn màu. Tuy nhiên sau đó anh ta đã nhận được kết quả rằng khách hàng chỉ muốn dùng máy in một màu vì công việc của họ chỉ cần như vậy. Anh ta cũng đã nói với khách hàng là anh ta có máy in một màu nhưng họ không thay đổi quyết định của mình. Nếu như anh ta để cho khách hàng nói rõ nhu cầu trước thì anh ta đã có cơ hội làm hài lòng các khách hàng.

Đừng ngắt lời khi khách hàng đang nói

Việc ngắt lời không có lợi trong công việc. Thứ nhất, điều này rất thô lỗ. Thứ hai bạn có thể cắt ngang những thông tin có ích cho cuộc đàm phán của mình. Ngay cả khi đối tác nói những thông tin sai lệch, hãy để cho họ nói nốt . Nếu như bạn thực sự lắng nghe bạn có thể thu được những thông tin quý giá làm nền tảng cho những câu hỏi sau của bạn.

Tránh xa những sự xao lãng

Hãy chọn những không gian mà bạn có thể suy nghĩ sáng suốt và không bị gián đoạn khi đàm phán. Sự gián đoạn có thể làm cho buôỉ đàm phán diễn tiến một cách không trôi chảy hay thậm chí có thể thất bại. Nhân viên, bạn bè ,trẻ em, thú vật điện thoại …có thể làm bạn sao lãng và khiến mắt bạn rời ra khỏI mục tiêu chính. Nếu bạn có thể, hãy tạo ra môi trường nghe tốt nhất cho mình.

 

Sưu tầm: www.kynang.edu.vn